Dùng thuốc lắc liệu có gây nghiện hay không?
Xã hội ngày càng hiện đại thì nhu cầu "khám phá” cái mới của mỗi người lại càng cao, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Và chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa la với cụm từ "thuốc lắc". Đây là một trong những chất gây nghiện được rất nhiều bạn trẻ sử dụng, để giải tỏa tâm trạng và xem như một thú vui khác.
Thuốc lắc là gì?
Thuốc lắc có tên gọi đầy đủ là MDMA (tên tiếng Anh là ecstasy), đây là một chất gây nghiện vô cùng nguy hại được chế tạo từ những hoạt chất khác nhau. Bao gồm cả các chất dạng amphetamine (ma túy gây nghiện) và một số các chất tạo cảm giác ảo giác khi sử dụng.
Khi hoạt chất amphetamine đi vào cơ thể (hay người dùng chỉ cần nếm nhẹ ở đầu lưỡi) cũng tạo một thứ khoái cảm như cảm giác đang được lơ lửng “trên mây”, rất phấn khích khi sử dụng.
Theo các chuyên gia, loại thuốc này có tác động rất mạnh đến hệ thần kinh và trí não của con người, thường được lưu hành nội bộ trong các quá bar, vũ trường và những địa điểm có tính chất phức tạp khác.
Nhưng loại thuốc này này vẫn đang lưu thông trên thị trường một cách bất hợp pháp dưới dạng viên, với các tên gọi Yinyang, Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè đen, Tên lửa, Thiên thần... giá tiền từ 50.000 đồng đến 350.000 đồng/viên.
Trong thuốc lắc, chứa chất gây nghiện
Như đã thông tin ở trên, thuốc lắc có tác dụng chính là kích thích cảm giác thích thú ngay từ lần đầu sử dụng và làm cho người dùng luôn trong trạng thái bay bổng với một “thế giới ảo”. Loại ma túy tổng hợp này bao gồm hóa chất Amphetamine, là các chất kích thích nguy hiểm cho những hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Tiến sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết: Thuốc lắc là thế hệ thứ ba của á phiện, sau heroin. Dù là "hậu duệ" nhưng sự tàn phá tinh thần và sức khỏe của nó đối với người sử dụng ghê gớm hơn hai đàn anh rất nhiều.
Sau khi uống, hít Ecstasy trong vòng 10 đến 20 phút thì thuốc tác động trực tiếp vào não, gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác ở người sử dụng trong nhiều giờ liền.
Ảo giác đó làm cho người uống thuốc lắc có trạng thái sung mãn, tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng tạo cảm giác nóng bỏng, thích thực hiện những hành vi có cảm xúc mạnh, đặc biệt khi đi kèm với âm thanh có cường độ lớn.
Khi thuốc đã ngấm, con người bị kích động cuồng nhiệt và có những hành vi kỳ lạ như lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, cởi bỏ quần áo và quan hệ tình dục tập thể... Càng nguy hiểm hơn là khi đang ở trạng thái hưng phấn, người sử dụng thuốc lắc rất thích cảm giác bay bổng bằng cách lái xe với tốc độ cao. Đặc biệt khi say thuốc lắc, người ta thích hoạt động liên tục cùng tập thể nên dân chơi lắc thường kết thành hội để chơi chung với nhau. Và người sử dụng sau một thời gian sẽ cảm thấy "nghiện", và tìm đến nó khi đến cữ.
Và mức độ gây hại nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào liều lượng, cách sử dụng của người dùng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc lắc, nếu có sử dụng thêm với một chất gây nghiện khác thì chắc chắn mức nguy hại sẽ cao hơn rất nhiều.
Dấu hiệu nhận biết người bị nghiện thuốc lắc
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình, cách tốt nhất là bạn nên tự trang bị kiến thức thật tốt cho bản thân mình. Đồng thời có thể nhanh chóng nhận ra những người bị nghiện thuốc lắc, để giúp họ cai nghiện thành công.
Thông thường những người bị nghiện thuốc lắc luôn trong trạng thái: Một là ngủ vật vờ, mệt mỏi, không buồn ăn; thành phần còn lại thức thâu đêm từ ngày này sang ngày khác và không có cảm giác buồn ngủ, thích cảm giác mạnh, thích được hòa mình cùng âm nhạc, ánh đèn sôi động.
Khi thiếu thuốc họ luôn trong trạng thái đờ đẩn, khó chịu, cơ thể ngứa ngáy, không tập trung và thường không làm chủ được bản thân mình trước những người xung quanh. Đặc biệt, những người bị nghiện luôn trữ thật nhiều nước uống (đặc biệt là nước ngọt).
Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy những dấu hiệu như tính tình có sự thay đổi nhanh chóng, hay cáu gắt thường xuyên, thay đổi tính nết, thiếu kiên nhẫn... Hay rụt rè, che giấu và lo sợ thì đây là những đối tượng có khả năng nghiện thuốc lắc rất lớn.
Người nghiện thuốc lắc còn có biểu hiện xã giao với những nhóm người phức tạp, thường xuyên vắng nhà qua đêm với lý do không rõ ràng. Hay nhu cầu sử dụng tiền của họ tăng cao, phản đối rất mạnh trước sự kiểm tra của người lớn, thường giữ “túi nước nhỏ” trong người để đối phó khi bị kiểm tra nước tiểu...
Xem thêm